“Độc thủ đại hiệp” Việt Nam & cú chỏ lật kinh điển đánh gục cao thủ võ bùa

“Độc thủ đại hiệp” Việt Nam & cú chỏ lật kinh điển đánh gục cao thủ võ bùa

Bóng Đá / 14-03-22 163 lượt xem

[ad_1]

Làng võ miền Trung ở giai đoạn thập niên 60 nổi lên một nhân vật đặc biệt sở hữu nhiều tuyệt kỹ võ công độc đáo, từng hạ nhiều cao thủ trên võ đài võ tự do. Ông từng được kỳ vọng sẽ trở thành mãnh hổ miền Trung. Đó chính là võ sư Mã Vĩnh Trinh. Tuy nhiên, do biến cố của thời cuộc, vị võ sư gốc Quảng Nam đã phải sớm khép lại con đường trở thành huyền thoại trên võ đài bởi vết thương chí mạng từ bom đạn.

ĐỨA TRẺ MỒ CÔI THỌ GIÁO NHIỀU BẬC THẦY VÕ THUẬT

Võ sư Mã Vĩnh Trinh tên thật là Võ Đình Quý (SN 1940) tại vùng quê Đông Yên, tỉnh Quảng Nam. Gia đình ông vốn có truyền thống võ học, ông là hậu duệ đời thứ ba của võ tướng Võ Quang Liêm dưới triều đại của vua Tự Đức.

Tại quê hương ông có một con đập mang tên Vĩnh Trinh, gắn liền với những ngày tháng tuổi thơ cùng đám bạn chăn trâu, tắm mát. Về sau, khi thành danh trên con đường võ thuật, ông mới lấy danh xưng Mã Vĩnh Trinh để phần nào gợi lại ký ức của những ngày tháng cơ cực ở quê hương. Theo ông, “Mã” mang hàm ý luôn nhắc nhở người luyện võ phải tuân thủ theo tinh thần mã thượng.

Cuộc đời của võ sư Mã Vĩnh Trinh là chuỗi dài của những bất hạnh. Khi lên 5 tuổi, cha mẹ ông không may bị dính bom đạn của chiến tranh và qua đời. Sớm mồ côi, ông được ông nội đưa vào vùng đất Tây Sơn (Bình Định) để sinh sống. Một thời gian sau, ông được truyền thụ nhiều thế võ gia truyền độc đáo từ chính người ông của mình là Võ Quang Chi.

Độc thủ đại hiệp Việt Nam & cú chỏ lật kinh điển đánh gục cao thủ võ bùa - Ảnh 1.

Võ sư Mã Vĩnh Trinh có danh xưng là “độc thủ đại hiệp”.

Vào năm lên 10 tuổi, cơ duyên tiếp tục đưa Mã Vĩnh Trinh gặp gỡ cao thủ quyền Tàu của làng An Thái khi ấy là Diệp Trường Phát (biệt danh Sáu Tàu). Đương thời, võ công của Diệp Trường Phát là dung hòa giữa hai nền võ học Việt Nam và Thiếu Lâm Trung Hoa. Người Bình Định khi xưa có câu “Roi Thuận Truyền, Quyền An Thái” như để khẳng định danh tiếng về khả năng võ thuật thâm hậu của Diệp Trường Phát.

Theo lời võ sư Mã Vĩnh Trinh thì khoảng năm lên 13 tuổi, ông được về lại quê hương Đông Yên. Thời điểm này, ông nội của ông đã yếu, đôi mắt cũng không còn nhìn thấy gì. Nhưng ông vẫn miệt mài truyền đạt cho đứa cháu nhiệt chiêu thức võ thuật gia truyền mang đậm bản chất của quê hương Quảng Nam như: Vĩnh Trinh quyền, roi Thu Bồn, La Tháp truy mệnh thương, Hải Vân quyền…

Ngoài ra, hai tuyệt kỹ công phu cao cấp nhất mà ông lĩnh hội được từ người ông phải kể đến là long trảo công và tuyệt chiêu điểm huyệt. Mỗi ngày, võ sư Trinh phải luyện với hình nhân bằng gỗ được vẽ chi chít những tên của các loại huyệt đạo trên cơ thể. Ông phải xỉa hàng nghìn lần vào các huyệt vị trên hình nhân sao cho thuộc lòng, các đầu ngón tay bầm dập đến rớm máu thì mới được ông nội cho nghỉ. Luyện công đến mức độ bịt mắt vẫn điểm trúng từng huyệt vị thì mới được xem là thành công.

Ngoài võ công gia truyền, võ sư Mã Vĩnh Trinh cũng được thừa hưởng nhiều tinh hoa võ thuật học được từ vị sư phụ Diệp Trường Phát bao gồm: hổ quyền, long quyền, hầu quyền, xà quyền. Đây là những loại công phu đặc biệt với lối đánh linh hoạt, ảo diệu, thường tấn công vào những vị trí yếu điểm trên cơ thể.

Như đã nói, cuộc đời võ sư Mã Vĩnh Trinh là chuỗi dài của những bất hạnh. Năm 18 tuổi, cả ông bà nội đều qua đời. Từ đây, ông bắt đầu một hành trình phiêu bạt mới. Có thời điểm rơi vào bế tắc, ông xuống tóc đi tu, nương nhờ cửa Phật. Tuy nhiên, vốn mang trong mình dòng máu võ đạo nên cuộc sống thôi thúc Mã Vĩnh Trinh phải làm gì đó cho đời. Sau đó, ông hoàn tục, lên đường Nam tiến, thực hiện nhiều việc hành hiệp trượng nghĩa.

Trên đường bôn ba, ông có dịp được thọ giáo thêm võ học từ các bậc thầy tên tuổi thời đó như Hà Trọng Sơn, Kim Sang, Huỳnh Tiền. Từ đó, võ thuật của võ sư Mã Vĩnh Trinh là sự rút tỉa tinh hoa của nhiều môn phái khác nhau, hợp thành lối đánh khá “dị” với cách tấn công áp sát điêu luyện, phù hợp với thể trạng có phần nhỏ bé của ông.

CAO THỦ VÕ BÙA CŨNG PHẢI “KHÓC THÉT”

Võ đài võ tự do giai đoạn thập niên 60 vốn nhận được sự quan tâm rất lớn từ quần chúng yêu võ thuật. Với khí chất của một chàng thanh niên tuổi ngoài 20, Mã Vĩnh Trinh cũng đi tìm ánh hào quang cho riêng mình. Sở hữu công phu gia truyền của dòng dõi võ tướng, cùng quá trình tầm sư học đạo từ những bậc thầy “cộm cán” trong làng võ, Mã Vĩnh Trinh được ưu ái sẽ nối gót trở thành một “mãnh hổ miền Trung” xưng bá trên võ đài võ tự do.

Một trong những trận đấu đáng chú ý nhất của Mã Vĩnh Trinh phải kể đến cuộc đụng độ với “sát thủ Tây Nguyên” Đinh Khơ Lông – người sở hữu khả năng võ thuật siêu phàm, cùng loại công phu võ bùa thần bí. Được biết, Đinh Khơ Lông là người dân tộc Kor, từng học võ của Thái Lan và Campuchia nên được đánh giá rất cao.

Tại một sự kiện võ thuật diễn ra tại huyện Hòa Vang (Quảng Nam) tháng 06/1967, chỉ trong 3 đêm, Đinh Khơ Lông đã hạ nhiều võ sĩ sừng sỏ bằng lối đánh như vũ bão và cách áp đảo tâm lý đối phương bằng nhiều hành động múa may bùa chú rất “ma mị” trông thật đáng sợ. Đến đêm cuối cùng thì hầu như không còn ai dám đứng ra đấu với Đinh Khơ Lông.

Độc thủ đại hiệp Việt Nam & cú chỏ lật kinh điển đánh gục cao thủ võ bùa - Ảnh 2.

Lúc này, ban tổ chức phải tìm đến võ sư Mã Vĩnh Trinh để hỏi xem ông có dám nhận lời đấu với Đinh Khơ Lông hay không? Theo lời vị võ sư Quảng Nam thì ông phân tích tình hình lúc đó của đối thủ: “Anh ta toàn diện cả thể hình, thể lực lẫn kỹ thuật, nhưng những đối thủ ngang tầm thua anh ta hầu như bị vấn đề tâm lý. Chính các hành động bùa chú là thứ vũ khí khiến đối phương hoang mang, dẫn đến sơ hở và bị thua cuộc”. Cuối cùng, võ sư Mã Vĩnh Trinh nhận lời đứng ra đấu với Đinh Khơ Lông vào ngày 21/6/1967. Ông chỉ nặng 55kg trong khi đối thủ nặng 68kg, trận đánh diễn ra trong 6 hiệp.

Theo lời võ sư năm nay đã 82 tuổi thì trận đấu diễn ra quyết liệt từ đầu đến cuối, bất phân thắng bại. Do bất lợi về thể hình nên ông phải thường xuyên di chuyển rộng để hạn chế khả năng dính đòn của đối thủ khi áp sát. Tuy nhiên, đến hiệp cuối, Khơ Lông lùi ra xa, khoa tay lên, miệng bắt đầu lâm râm niệm loại bùa chú gì đó.

Đối với võ sĩ khác thì họ bị phân tâm dẫn đến hoang mang và lộ sơ hở. Nhưng với võ sư Trinh thì không: “Tôi áp sát để tấn công, dùng đòn nhập nội, tung cú chỏ lật có tên “phượng dực hoành phong” ngay vào mặt khiến anh ta nằm gục xuống sàn đấu. Trọng tài đếm đến 10 nhưng anh ta chỉ ngọ nguậy ngóc đầu lên rồi ngã sụp xuống ngay sau đó”.

Cũng trong năm này, một trận đấu khác tại Quảng Nam đã đưa Mã Vĩnh Trinh lên tầm cao mới. Thuở ấy, Sài Gòn có một võ sư tên Mút-Tây-Da nổi tiếng với đòn “nghịch lân cước” có thể đánh chết một con bò. Ngón đòn kinh điển này được Mút-Tây-Da đánh bại nhiều đối thủ trong một thời gian dài. Ông truyền thụ chiêu thức độc đáo này cho đệ tử Mút-Tây-Đô và thường xuyên dẫn cậu đi khắp nơi đấu võ.

Đến Quảng Nam vào đầu tháng 7/1967, hai thầy trò Mút-Tây-Da và Mút-Tây-Đô khiến làng võ tại đây chấn động bởi những chiến thắng liên tiếp. Kịch bản cũng khá giống lần trước, đến đêm thứ 3 thì không còn ai dám đăng ký thi đấu. Lúc này, mọi ánh mắt đều đổ dồn về Mã Vĩnh Trinh, dù khi đó tên tuổi của ông chỉ mới nổi. Xét về kinh nghiệm lẫn tương quan thể hình, hầu như Mã Vĩnh Trinh lép vế toàn diện. Nhưng ông vẫn quyết tâm thượng đài.

Với sở trường nghịch lân cước, Mút-Tây-Đô tung nhiều đòn hiểm hóc buộc võ sư Trinh phải liên tục di chuyển tránh né. Dù thấp người hơn nhưng ông lại nhanh nhẹn và ra đòn khá đa dạng khiến Mút-Tây-Đô không khỏi bất ngờ. Đến hiệp thứ 2, sau khi tránh được cú nghịch lân cước chí mạng, võ sư Mã Vĩnh Trinh tung đòn hiểm song quyền đấm sốc vào mạn sườn hạ đo ván đối thủ trong tiếng hò reo của quần chúng.

Đòn hạ knock-out đó được võ sư Mã Vĩnh Trinh gọi là “chấn động càng khôn”. Trận đấu đó diễn ra vào ngày 11/7/1967 mà đến tận bây giờ võ sư Trinh vẫn còn nhỡ mãi. Tưởng chừng như sự nghiệp võ đài của ông sẽ trở nên vang dội sau hai lần hạ gục các cao thủ thì bất ngờ tai họa lại ập đến với ông.

Một ngày năm 1968, khi bước sang tuổi 28, một mảnh pháo lạc đã làm mất đi bàn tay phải và một phần thịt bên bụng của ông. Nỗi đau đớn đến tột cùng khiến ông gần như sụp đổ. Tuy nhiên, nghị lực phi thường của con nhà võ một lần nữa buộc ông phải tự đứng dậy và bước tiếp. Ông vẫn tiếp tục tập lại mọi thứ từ đầu, từ ăn uống, sinh hoạt và kể cả quyền cước võ thuật với một cánh tay trái. Cũng từ đó mà người đời gọi ông với danh xưng “độc thủ đại hiệp”.

Về sau, võ sư Mã Vĩnh Trinh thành lập môn phái Quảng Nam võ đạo thu hút nhiều môn sinh theo tập luyện. Hiện nay đã ngoài tuổi 80 nhưng theo học trò của ông là võ sư Nguyễn Ngọc Liêm thì sư phụ vẫn còn giữ được sức khỏe đáng ngưỡng mộ. Ngoài võ thuật, ông còn làm thơ ca và từng cho xuất bản nhiều tập thơ nổi tiếng.

Võ sư Mã Vĩnh Trinh hiện sống tại ngôi nhà nhỏ thuộc huyện Hóc Môn (TP.HCM). Ông luôn quan niệm rằng: “Võ thuật là một thứ đạo, gắn liền với đạo làm người, luôn hướng tới cái đẹp vĩnh hằng, giúp con người biết cương nhu đúng lúc để hoàn thiện bản ngã. Người học võ luôn lấy tâm làm gốc, lấy lễ làm đầu. Nhưng cho dù tấn pháp, thủ pháp có giỏi hơn người mà tâm pháp không tu luyện đến nơi đến chốn thì công phu tập luyện cũng thành bỏ đi”.

https://soha.vn/doc-thu-dai-hiep-viet-nam-cu-cho-lat-kinh-dien-danh-guc-cao-thu-vo-bua-20220314132931526.htm



Nguồn Kenh14

Xem Thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

افلام سكس فيس بوك sexpornosikisx.com سكس يابانى فى الحمام amrita digvijay singh ztube.mobi rojabf indian xx sex videos tubelake.mobi south b grade film hindi desi chudai indiansexmms.me sextop1 sex video sri lanka gansta-xxx-porn.net indian wife sex mms
salwar kameez blue pornstarsporno.net x videos south jatra nude dance tubedesiporn.com mallu kambikathakal nuns fucking tubeshere.mobi incent sex stories احلى اهات pornarabic.net نيك بنت خالتي xnxxkerla porningo.com sex gonzo
masalamobi pornvideoq.mobi asian sex mms سكسكاوى hardpornx.net سكس ابناني مصرية تتناك فى طيزها porn2you.org سكس ليبي indian porn dude goindian.net kambi kadha sexy video songs pornview.org xxx69